![]() |
Công văn Ngân hàng VietinBank chi nhánh Đồng Nai gửi Cục Thi hành án dân sự TP.HCM |
Ngày 6/6, Chấp hành viên Chi cục Thi hành án dân sự quận I, TP.HCM đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với VietinBank Chi nhánh Đồng Nai vì không thực hiện các quyết định về thi hành án.
Trong biên bản có nội dung: “Trong vòng hai ngày, tức ngày 8/6, nếu ngân hàng không thực hiện việc khấu trừ thì Chi cục tiến hành xử phạt hành chính theo Luật Thi hành án dân sự”.
Căn cứ mà Chi cục Thi hành án dân sự quận I đưa ra chính là việc đơn vị này đang thi hành bản án của TAND quận I, buộc Công ty cổ phần đầu tư giải trí Phước Sang với đại diện là ông Lưu Phước Sang, bà Phạm Thị Kim Thư và 3 người liên quan khác phải trả cho Ngân hàng Á Châu (ACB) số tiền hơn 113 tỷ đồng gốc cùng lãi suất phát sinh.
Tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất của các đương sự này tại huyện Long Thành (Đồng Nai), trong đó có số tiền phát sinh 2,7 tỷ đồng được đền bù quyền sử dụng đất đang được đứng tên tài khoản bởi Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Long Thành, mở tại VietinBank Đồng Nai.
Cũng theo đơn vị thi hành án dân sự quận I thì việc VietinBank không thực hiện quyết định chuyển tiền đã vi phạm vào khoản 10, điều 162 Luật Thi hành án dân sự “không chấp hành quyết định của Chấp hành viên về việc khấu trừ tài khoản, trừ vào thu nhập, thu hồi giấy tờ có giá của người phải thi hành án”.Thông tin mới nhất, ngày 9/6, Chi cục thi hành án dân sự quận I đã đề xuất phạt 20 triệu đồng đối với hành vi vi phạm của VietinBank Chi nhánh Đồng Nai. Lý do được đưa ra là ngân hàng này “không chấp hành quyết định của người có thẩm quyền thi hành án về việc khấu trừ tài khoản, thu hồi giấy tờ có giá của người phải thi hành án”.
Đề xuất xử phạt được Chi cục Thi hành án dân sự quận I chuyển cho Cục trưởng cục thi hành án dân sự TP.HCM để xử phạt theo quy định vì mức phạt 20 triệu đồng thuộc thẩm quyền của Cục trưởng.
Về vấn đề này, đại diện VietinBank Chi nhánh Đồng Nai khẳng định, do không đủ cơ sở pháp lý nên ngân hàng chưa thể phối hợp thi hành án với ông Phước Sang. Bởi các nội dung trong hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn giữa ngân hàng và Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Long Thành thể hiện rất rõ: Bên gửi tiền là Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Long Thành, các tài khoản tiền gửi trong hợp đồng này hiện đứng tên chủ tài khoản là Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Long Thành.
Số tiền mà Chi cục Thi hành án dân sự quận I đang yêu cầu khấu trừ để thực hiện cưỡng chế hiện chưa phải là tiền của người phải thi hành án là ông Lưu Phước Sang, bà Phạm Thị Kim Thư và ông Lượng Thiện Hậu. Bởi theo nội dung công văn ngày 27/5/2016 của Trung tâm phát triển quỹ đất Long Thành, để được nhận số tiền bồi thường này, các “hộ gia đình” cần thực hiện một số thủ tục theo quy định của pháp luật như: Giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ký nhận tiền…
Vì những lý do trên nên khi nhận được văn bản của Chi cục THADS Q.1, VietinBank Đồng Nai đã gửi văn bản phúc đáp đề nghị Chi cục THADS Q.1 liên hệ và phải được sự đồng thuận của chủ tài khoản là Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Long Thành cho đúng các quy định của pháp luật. VietinBank Đồng Nai cũng cho biết sẽ phối hợp thực hiện khi có ý kiến đồng thuận của các bên.Dưới góc độ pháp lý, luật sư Nguyễn Huy An (Trưởng văn phòng luật sư Huy An) cho rằng: “Trong sự việc này cần phải xem xét lại bản án của Tòa án nhân dân quận 1 (TP.HCM). Cũng cần xem lại đơn vị nào đã xác định số tiền mà Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Long Thành ký hợp đồng với VietinBank lại được xem là tài sản của Phước Sang và Kim Thư và ông Hậu để yêu cầu thi hành án.
![]() |
Luật sư Nguyễn Huy An |
Nếu có căn cứ số tiền trong tài khoản, đứng tên chủ tài khoản là Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Long Thành thì không có căn cứ pháp lý để cơ quan thi hành án áp dụng biện pháp yêu cầu VietinBank khấu trừ tài khoản để thi hành án. Bởi vì, chủ tài khoản không phải là người phải thi hành án. Tôi cho rằng, việc lập biên bản đối với VietinBank là không đủ căn cứ và đề xuất xử phạt 20 triệu đồng đối với ngân hàng là chưa đủ cơ sở pháp lý”.
Cũng theo luật sư Huy An, việc VietinBank phản hồi cơ quan thi hành án rằng chưa đủ căn cứ và quy định pháp luật để thực hiện việc khấu trừ tiền trong tài khoản được cho là của ông Sang, bà Thư và ông Hậu cũng như thực hiện trách nhiệm chuyển số tiền nêu trong Quyết định số 82 là hoàn toàn chính xác.
“Nếu ngân hàng tự ý chuyển tiền mà không có ý kiến của chủ tài khoản là Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Long Thành thì chắc chắn sẽ nảy sinh ra rất nhiều tình huống và hậu quả pháp lý sau này. Lúc đó, sự việc sẽ càng rối rắm và nảy sinh ra rất nhiều tranh cãi”, luật sư Huy An thẳng thắn.
Cùng quan điểm này, luật sư Lê Hồng Hiển (Giám đốc công ty luật Nay & Mai) khẳng định, việc Chi cục Thi hành án dân sự quận I (TP.HCM) lập biên bản đối với VietinBank Chi nhánh Đồng Nai là thiếu cơ sở pháp lý, thể hiện sự nóng vội.
Bởi các “hộ gia đình” thuộc diện nhận tiền bồi thường thực tế chưa được xem là chủ sở hữu của những khoản tiền bồi thường tương ứng (số tiền này hiện được Trung tâm Phát triển quỹ đất Long Thành quản lý và gửi tại VietinBank Chi nhánh Đồng Nai). Các hộ dân này sẽ chỉ được nhận số tiền bồi thường đó khi đã hoàn thiện đầy đủ các thủ tục theo quy định.
(Theo VOV)
" alt=""/>Phước sang bị siết nợ 113 tỷ: Diễn biến mớiQuản lý thuê bao trả trước:
3 mạng lớn “ra tay”
Bộ TT&TT vừa có văn bản hướng dẫn các doanh nghiệp quản lý thuê bao trả trước, yêu cầu các thuê bao đăng ký quá 3 sim phải đăng ký lại trước ngày 31/12/2009. Sau ngày đó, những trường hợp không đăng ký lại sẽ bị cắt liên lạc.
Các chủ thuê bao trả trước là cá nhân đăng ký từ ngày 10/8/2009 phải sử dụng chứng minh thư hoặc hộ chiếu của mình để đăng ký tối đa là 3 sim/mạng di động. Đối với những thuê bao trả trước đã đăng ký từ 3 sim trở lên sẽ phải đăng ký lại trước ngày 31/12/2009. Nếu những thuê bao này không đăng ký lại sẽ bị cắt liên lạc như quy định đối với việc đăng ký thuê bao trả trước thông thường. Thanh tra Bộ TT &TT cho rằng, vấn đề nan giải nhất hiện nay là các đại lý sử dụng ngay thông tin cá nhân của mình hoặc của người khác để tiến hành đăng ký cho hàng loạt sim trả trước rồi bán ra thị trường. Qua thanh tra phát hiện có một số lượng lớn sim đã kích hoạt sẵn rồi bán ra thị trường. Vì vậy, trong buổi họp mới đây với các mạng di động, Bộ TT&TT cũng yêu cầu các mạng di động phải rà soát các đại lý để xiết chặt việc quản lý thuê bao trả trước, tránh các hiện tượng trên.
Theo ước tính của các mạng di động, hiện có ít nhất 40 triệu sim sẽ phải thực hiện đăng ký lại bởi số sim này được các đại lý đứng tên hoặc dùng chứng minh thư của người khác để đăng ký rồi bán ra cho khách hàng. Trong đó, phía Viettel cho biết đã có khoảng hơn 20 triệu sim sẽ phải đăng ký lại vì bị các đại lý đăng ký hàng loạt rồi bán ra cho khách hàng.
" alt=""/>“Ra tay” với đại lý khai manĐể phòng chống dịch Covid-19 cho tài xế điều khiển các phương tiện trên, Bộ Y tế khuyến cáo 4 việc quan trọng.
1. Trước khi làm việc
- Tự theo dõi sức khỏe bản thân, nếu có sốt, ho, khó thở, mệt mỏi phải đến ngay cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị; đồng thời, chủ động cách ly tại nhà, theo dõi sức khỏe, thông báo cho đơn vị quản lý.
- Không được đi làm nếu đang trong thời gian cách ly tại nhà theo yêu cầu của cơ quan y tế.
- Chuẩn bị các trang bị cần thiết đủ cho thời gian làm việc: Nước uống và cốc uống dùng riêng (bảo đảm vệ sinh); khăn giấy, khẩu trang, găng tay, sản phẩm vệ sinh tay có chứa cồn (ít nhất 60% cồn); quần áo sử dụng riêng khi làm việc, túi đựng rác...
2. Trong khi làm việc
- Sử dụng khẩu trang khi tiếp xúc, trao đổi với hành khách. Chủ động thực hiện và hướng dẫn hành khách đeo khẩu trang đúng cách; che mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay, hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán dịch tiết đường hô hấp. Bỏ khăn giấy đã sử dụng vào túi đóng kín để vứt vào thùng rác đúng nơi quy định và rửa tay sát khuẩn.
- Sử dụng găng tay phù hợp để giảm tiếp xúc không cần thiết. Tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng để tránh lây nhiễm bệnh, không khạc nhổ bừa bãi. Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trong ít nhất 30 giây khi có điều kiện hoặc sử dụng sản phẩm vệ sinh tay.
- Chủ động giữ gìn vệ sinh cá nhân, thường xuyên súc miệng, họng bằng nước muối hoặc nước súc miệng.
- Giữ ấm cơ thể, tăng cường vận động, có lối sống khoa học và dinh dưỡng.
- Khuyến khích sử dụng thông gió tự nhiên trên phương tiện.
- Không vận chuyển hành khách có đem theo các loại động vật hoang dã.
- Trong quá trình làm việc, nếu người điều khiển phương tiện hoặc hành khách có biểu hiện sốt, ho, khó thở, cần thông báo với đơn vị quản lý và thông báo cho cơ quan y tế (qua đường dây nóng), đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời. Ngay sau khi trả khách, lái xe thực hiện khử khuẩn xe và vệ sinh cá nhân.
3. Khi kết thúc ca làm việc
- Dọn vệ sinh và vứt bỏ túi chứa khăn giấy, khẩu trang, vật dụng đã sử dụng vào thùng rác có nắp đúng nơi quy định; rửa tay bằng xà phòng và nước sạch.
- Không mặc quần áo sử dụng khi làm việc về nhà. Để quần áo đã sử dụng trong túi kín và giặt sạch sau mỗi ca làm việc.
4. Công tác khử khuẩn phương tiện giao thông
- Khử khuẩn bằng các chất tẩy rửa thông thường như xà phòng hoặc các dung dịch khử khuẩn có chứa 0,05% clo hoạt tính hoặc có chứa ít nhất 60% cồn.
- Thường xuyên vệ sinh, dọn rửa, lau khử khuẩn bề mặt vô lăng lái, tay nắm cửa xe, ghế ngồi, cửa sổ, sàn xe, điều hòa xe và các bề mặt để bảo đảm vệ sinh của phương tiện tham gia giao thông.
Thúy Hạnh
Sau 27 ngày chiến đấu với căn bệnh Covid-19, bác sĩ Bành Đức Dương đã qua đời ở tuổi 29. Khi anh ra đi, thiệp cưới vẫn cất kín trong ngăn tủ.
" alt=""/>Bộ Y tế khuyến cáo 4 cách ngừa Covid